Hiệp định thương mại RCEF là gì?
Từ ngày 12-15/11/2020 Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN 2020 sẽ tổ chức hội nghị cao cấp trực tuyến, ngoài sự tham gia của các nước ASEAN còn có sự tham gia của Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Trong một loạt cuộc họp được tổ chức, sẽ bàn về việc kí kết Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP). Điều này được thực hiện nhằm đạt mục tiêu hội nhập, cũng như tạo ra sức mạnh cho khu vực ASEAN.
Hiệp định RCEF là hiệp định thương mại tự do giữa các thành viên ASEAN và 6 đối tác gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Đây được coi là một khối thương mại tự do lớn nhất thế giới. Các nước thành viên đã có Hơn 12 vòng thảo luận được tổ chức kể từ năm 2012 đến nay.

Trong buổi họp sắp tới, 15 quốc gia tham gia sẽ thảo luận, đàm phán đi đến thống nhất cho tất cả 20 chương và các vấn đề tiếp cận thị trường. Theo thời gian dự kiến, nếu hiệp định được thống nhất kí kết thì sẽ có hiệu lực vào năm 2021 hoặc tháng 1/2022.
Hiệp định thương mại lớn nhất thế giới
Hiệp định RCEF được thành lập nhằm củng cố, duy trì kết nối với các chuỗi cung ứng, sản xuất trong khu vực, giúp hồi phục kinh tế khu vực sau ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19.
Theo quy trình phê chuẩn của quốc hội, nếu một nửa số quốc gia thành viên RCEP (ít nhất 6 quốc gia ASEAN và 4 quốc gia không phải thành viên ASEAN) phê chuẩn, hiệp định sẽ có giá trị và được thực thi ngay lập tức.

Sau khi hiệp định được kí kết thành công, thì đây sẽ là một liên kết kinh tế có sức mạnh trên thị trường thế giới. Khi sẽ tạo ra một thị trường với quy mô khoảng 3,5 tỷ người tiêu dùng và GDP xấp xỉ 49.000 tỷ USD, chiếm khoảng 39% GDP toàn cầu. Điều này sẽ giúp đây trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới bằng các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại.
RCEF với kinh tế Việt Nam
Việc kí kết thành công hiệp định RCEF là một mục tiêu quan trọng của nước ta trong năm 2020. Điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phát triển khi tiếp cận được với thị trường tiêu thụ lớn và còn hỗ trợ nguồn nguyên liệu với giá cả và chi phí phải chăng hơn rất nhiều. Kết hợp với cuộc chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc, các doanh nghiệp mở rộng chuỗi cung ứng thì đây chính là một cơ hội cho sự lột xác vươn mình của kinh tế Việt Nam.